Nhóm nghiên cứu Tin sinh học, thuộc Trung tâm Khoa học Sinh học và Công nghệ Sinh học, được thành lập từ tháng 10 năm 2012 với sự liên kết của các giảng viên, nghiên cứu viên từ các khoa Công nghệ thông tin, khoa Toán-Tin, Khoa Sinh học – Công nghệ sinh học và PTN Công nghệ Sinh học phân tử. Nhóm tuyển sinh viên từ 03 khoa trong Trường: Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Toán và Khoa Sinh và Công nghệ Sinh học. Nhóm nhận từ 3 đến 5 sinh viên mỗi năm thực hiện khóa luận tốt nghiệp cử nhân theo định hướng tin sinh học. Bên cạnh sinh viên đại học, nhóm cũng nhận 1 đến 2 học viên cao học mỗi năm để thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Nhóm Tin học sinh học tập trung vào nghiên cứu sự biểu hiện của gen và sự biểu hiện của protein bằng cách phân tích trình tự. Chúng tôi phân tích các gen bình thường và các gen biểu hiện cao về việc sử dụng codon, hàm lượng GC, vùng lặp lại, khung đọc mở và cấu trúc bậc hai RNA từ đó áp dụng trong nghiên cứu sự biểu hiện của protein. Nhóm cũng nghiên cứu về khai thác dữ liệu, đặc biệt là về trình tự DNA và mRNA như promoter, UTRs, trình tự mã hóa; và trên Giải trình tự gen thế hệ mới (NGS – Next generation sequencing).

Bằng việc phát huy ưu thế của từng cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, các nghiên cứu của nhóm đã và đang phát triển và bước đầu gặt hái được một số thành công nhất định. Với sự kết hợp liên ngành từ các khoa Toán – Tin học, Khoa Công nghệ Tin học và Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học, nhóm nghiên cứu có lợi thế và khả năng trong việc thực hiện các dự án nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng có thể phát triển Tin sinh học tại Việt Nam có nhiều ứng dụng hơn trong nghiên cứu sinh học và đời sống.

Nhóm nghiên cứu Tin Sinh học – Ngày 29/06/2014

Genomics:

  • Xây dựng các cơ sở dữ liệu gen, protein phục vụ cho các nghiên cứu
  • Khai thác nguồn gen trong các chủng tự nhiên
  • Xây dựng chương trình tối ưu hóa gen cho các hệ thống biểu hiện
  • Phân tích dữ liệu sinh học (data mining) giúp định hướng cho các nghiên cứu thực nghiệm
  • Xây dựng các chương trình hỗ trợ khác cho các nghiên cứu thực nghiệm theo nhu cầu thực tế

Proteomics:

  • Dự đoán cấu trúc các protein nhằm tạo nguồn dữ liệu cho các nghiên cứu
  • Khảo sát tương tác của các hợp chất với các protein mục tiêu nhằm sàng lọc các phân tử có hoạt tính sinh học mong muốn
  • Các phân tích khác trên cấu trúc protein tiến tới các nghiên cứu sâu hơn trên cấu trúc protein như cải thiện hoạt tính hoặc tính bền của chúng

– Phát huy thế mạnh của Trường ĐH KHTN trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin, Toán học và Sinh học, nhằm mở hướng nghiên cứu liên ngành còn non trẻ ở Việt Nam

– Khai thác được lượng dữ liệu thực nghiệm khổng lồ hiện nay trên thế giới phục vụ nghiên cứu

– Định hướng và hỗ trợ các nghiên cứu thực nghiệm nhằm giảm thời gian và chi phí

– Tạo nhiều cơ hội đi nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu tại các phòng thí nghiệm trên thế giới

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *